Blog

Tìm hiểu kiến thức thông thủy là gì?

Nhiều bạn học chuyên ngành kiến trúc, xây dựng vẫn còn khá mơ hồ với khái niệm thông thủy và diện tích thông thủy là gì? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

>> 1 mét vuông tường bao nhiêu viên gạch

Thông thủy trong ngành xây dựng, được xác định là khoảng cách giữa hai cạnh đối diện của kết cấu công trình. Ví dụ: Đối với nhà ở, chiều cao thông thủy của phòng là kích thước từ mặt sàn lên đến mặt dưới của kết cấu chịu lực (là dầm nếu nhìn thấy) hoặc của trần (nếu không nhìn thấy dầm). Chiều rộng thông thủy của phòng là khoảng cách giữa hai mép tường đối diện, hoặc là khoảng cách giữa hai mép cột(nếu có cột). Khi đó, kích thước thông thủy tính từ bề ngoài lớp trát, nhưng không xét đến bề dày của lớp vật liệu ốp.

Thông thủy là gì, câu hỏi thường gặp khi gia chủ bắt đầu xây cất nhà cửa. Theo kinh nghiệm ngàn đời, các số đo xây dựng phải lựa chọn theo kích thước thông thủy đẹp, với mong muốn đem lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Vậy thông thủy là gì ?

Thông thủy là một thuật ngữ sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng, còn được gọi bằng cái tên khác như “lọt gió” hay “lọt sáng”. Theo phiên âm Hán Việt, thông thủy dịch ra nghĩa là dòng nước có thể chảy qua mà không bị vướng bởi bất kỳ vật nào. Kích thước thông thủy được tính bằng khoảng cách giữa 2 cạnh đối diện của không gian công trình.

Ví dụ thực tế, chiều cao thông thủy của một căn phòng được tính là khoảng cách giữa mặt sàn với trần nhà. Trường hợp nếu nhìn thấy dầm nhà thì chiều cao thông thủy chỉ được tính từ khoảng cách giữa mặt sàn đến dầm. Tương tự, chiều rộng thông thủy của một căn phòng là khoản cách giữa 2 bờ tường đối diện, nếu có cột thì phải tính từ cột đến tường hoặc cột đối diện.

Khái niệm thông thủy

Theo quyển từ điển Hán Việt thì thông thủy dịch ra có nghĩa là dòng nước chảy không bị vướng bất cứ thứ gì. Thậm chí, không có vật gì có thể ngăn cản được dòng chảy này. Trong xây dựng, thuật ngữ này được sử dụng khá phổ biến. Ngoài ra, chúng được vận dụng trong công sống để nói về nhiều nghề nghiệp, công việc khác nhau. Cụ thể như: “Lọt gió” gọi là thợ nề, “lọt sáng” người ta gọi thợ điện. Còn “lọt lòng” theo một số địa phương, vùng miền cho rằng nó giống như thông thủy. 

Diện tích thông thủy là gì?

Theo các chuyên gia ngành xây dựng cho rằng diện tích thông thủy gọi là diện tích sử dụng căn hộ. Nó được tính bằng cách đo căn hộ theo những nơi nước có thể lan tỏa, sẽ không tính độ dày của tường, vách bao quanh ngôi nhà, độ dày cửa lớp trá, lớp gạch… Để nắm được kích thước phong thủy chuẩn thông thủy của căn hộ người ta cần sử dụng loại thước riêng biệt. Nó có tên gọi “thước lỗ ban”.

Công thức tính diện tích thông thủy như sau:

Diện tích thông thủy = {Diện tích tường ngăn phòng + diện tích ban công, logia + diện tích ở} – {Diện tích tường bao quanh + tường phân chia căn hộ + diện tích sàn có cột + hộp kỹ thuật}

Những kích thước thông thủy trong xây dựng bạn nên biết

Nếu ai có nhà ở chung cư, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những kích thước thông thủy chuẩn như sau:

Chiều cao thông thủy 

 Chiều cao thông thủy được tính từ mặt dưới của trần hay kết cấu chịu lực (dầm) xuống mặt sàn của công trình đó. Đối với trần bê tông chiều cao thiết kế cho phép là  3 – 3.6m. Còn trần bê tông có dầm ngang qua thì sẽ được tính thấp hơn. 

Chọn kích thước thông thủy cửa trong xây dựng 

Trong quá trình thiết kế, thi công biệt thự, nhà ở người ta rất quan tâm đến việc kích thước cửa. Mỗi một kích thước thông thủy cửa chính hay cửa sổ đều có những yêu cầu khác nhau. Vì thế khi chọn kích thước cửa phải hợp với những con số đẹp và hợp với mệnh, tuổi của chủ đầu tư… Từ đó, sẽ mang lại nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống. 

Như vậy chúng tôi vừa cung cấp cho bạn những thông tin kiến thức về thông thủy là gì? Hy vọng sẽ giúp ích được bạn trong quá trình thiết kế nhà ở. 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *