Blog

Thang thoát hiểm – Tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm

Thang thoát hiểm là một trong những hạng mục thi công quan trọng đối với các tòa nhà cao tầng như chung cư, khách sạn, tòa văn phòng,… Điều này không chỉ đáp ứng cho việc đi lại mà còn đảm bảo an toàn cho tính mạng con người khi có sự cố xảy ra. Do đó, nhà nước đã có những quy định cụ thể về thiết kế thang thoát hiểm. Vậy bạn biết gì về thang thoát hiểm, tiêu chuẩn thiết kế loại thang này như thế nào?

>> Xem thêm: Thang máy gia đình

Tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm

Thang thoát hiểm là gì và có vai trò như thế nào?

Thang thoát hiểm là một hệ thống thang được sử dụng để rời khỏi nơi bị nạn nếu các công trình nhà cao tầng gặp phải sự cố. Bên cạnh đó, thang bộ thoát hiểm còn được dùng để di chuyển như cầu thang bộ khi thang máy bị hỏng hay bảo trì.

Cầu thang bộ thoát hiểm thông thường sẽ được thiết kế ngoài trời nhằm tạo điều kiện cho việc di chuyển, thông khí nếu có xảy ra hỏa hoạn. Tuy nhiên, đối với các tòa nhà, chung cư cao tầng thì các cầu thang bộ thoát hiểm sẽ được thiết kế gần thang máy. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và dễ dàng nhận thấy.

Vai trò của thang thoát hiểm

Thang bộ thoát hiểm có vai trò rất quan trọng trong xây dựng và có tiêu chuẩn bắt buộc được quy định một cách cụ thể trong luật. Bởi vì, thang bộ thoát hiểm có ý nghĩa là lối đi an toàn duy nhất và nhanh nhất nếu có sự cố xảy ra ở nhà cao tầng.

Vai trò của thang thoát hiểm

Hiện nay, đa số các sự cố xảy ra ở nhà cao tầng thường là cháy nổ. Tuy nhiên, khi cháy nổ xảy ra thì hệ thống thang máy, tòa nhà sẽ bị ngắt điện. Vì vậy, bạn sẽ không còn lối thoát nào khác ngoài thang bộ thoát hiểm. Do đó, cầu thang để thoát hiểm có ý nghĩa rất to lớn trong việc bảo vệ tính mạng của con người. 

Tiêu chuẩn thiết kế cầu thang thoát hiểm mà bạn cần biết

Cầu thang để thoát hiểm phải đảm bảo một số những tiêu chuẩn nhất định để bảo vệ an toàn cho người sử dụng. Dưới đây là tiêu chuẩn thiết kế thang bộ thoát hiểm mà bạn cần tuân thủ như:

Đảm bảo có 2 lối thoát nạn cho nhà cao tầng

Đối với các tòa nhà cao tầng thì cần ít nhất phải có 2 lỗi thoát nạn. Từ đó, đảm bảo mọi người thoát nạn nhanh chóng, an toàn khi có cháy nổ. Bên cạnh đó, đây còn là đường dẫn để đội phòng cháy chữa cháy, cứu hộ có thể thực hiện tiếp cận, cứu trợ hoàn thành nhiệm vụ nhanh và thuận tiện nhất.

Tiêu chuẩn thiết kế cầu thang thoát hiểm chi tiết

Tiêu chuẩn thang bộ thoát hiểm phải thực hiện quy định, những tòa nhà cao tầng cần thiết kế một cầu thang thoát nạn về một phía. Bên cạnh đó, phía còn lại là ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài trong trường hợp mỗi tầng nhỏ hơn 300m2. Điều này đảm bảo tạo lối thoát nạn an toàn đối với nhà cao tầng. 

Cầu thang và hành lang an toàn phải đảm bảo quy định

Kết cấu bao che, chịu lực phải có giới hạn chịu lửa từ 60 phút trở lên. Bởi vì, do tính chất thoát hiểm nên cầu thang phải được thiết kế đảm bảo kết cấu chịu lực lớn hơn những loại cầu thang bộ thông thường. Lý do, khi hỏa hoạn xảy ra thì số lượng người di chuyển trên thang bộ thoát hiểm là rất lớn do đó kết cấu phải có khả năng chịu lực tải trọng lớn.

Cửa ngăn cháy phải được thiết kế tự động và làm bằng liệu không cháy. Bên cạnh đó, khả năng chịu lửa tối thiểu 45 phút. Ngoài ra, cầu thang phải được làm bằng những vật liệu chống cháy. Dưới đây là một số những yêu cầu về cầu thang bộ thoát hiểm mà bạn cần biết như:

  • Cầu thang cần có hệ thống gió điều áp.
  • Buồng cầu thang không bị tụ khói.
  • Phải có hệ thống đèn chiếu sáng nếu có sự cố xảy ra.
  • Cầu thang cần thông thoáng từ mặt đất lên trên các tầng đồng thời có lối thoát hiểm lên mái.

Tiêu chuẩn khoảng cách xa nhất trong cầu thang 

Đối với các tòa nhà cao tầng thì khoảng cách cho phép tính từ lối thoát hiểm gần nhất đến cửa phòng xa nhất không tính nhà vệ sinh và nhà tắm không được quá xa. Cụ thể, khoảng cách được quy định như sau:

  • Khoảng cách 25m đối với phòng chỉ có 1 thang máy, 1 lối ra của nhà phụ trợ.
  • Khoảng cách 50m đối với phòng giữa 2 lối ra, 2 thang của nhà phụ trợ.
  • Khoảng cách 25m đối với phòng chỉ có một thang, 1 lối ra của nhà công cộng, căn hộ.
  • Khoảng cách 40m đối với 2 thang máy, 2 lối ra của nhà công cộng hoặc căn hộ.

Quy định thiết kế cầu thang thoát hiểm

Quy định về chiều rộng, tổng cửa, lối thoát nạn, hành lang, vế thang

Đối với cửa, lối thoát nạn, hành lang, vế thang đều có quy định rõ ràng về chiều rộng. Dưới đây là quy định mà bạn có thể tham khảo như:

  • 0.8m đối với cửa đi.
  • 1m cho lối đi của cửa.
  • 1.4m cho hành lang.
  • 1.05m cho vế thang.

Tiêu chuẩn chiều cao của cửa và lối đi

Đối với chiều cao của lối đi và cửa thì đường thoát nạn không được thấp hơn 2m. Bên cạnh đó, đối với tầng chân tường, tầng hầm thì không được thấp hơn 1,9m. Ngoài ra, phần mái của tầng hầm thì không được thấp hơn 1.5m.

Quy định số lượng bậc thang đạt chuẩn

Số lượng bậc thang cho mỗi vế thang của thang thường không nhỏ hơn 3 và lớn hơn 18 bậc, góc nghiêng lớn nhất là 1:1,75. Đặc biệt, bạn không được sử dụng kiểu thang xoắn ốc, bậc thang hình dẻ quạt để làm cầu thang thoát nạn bên trong tòa nhà. Ngoài ra, thiết kế cầu thang bộ thoát hiểm nhà cao tầng cần đảm bảo một số những yếu tố như:

  • Dữ liệu của tòa nhà.
  • Dữ liệu về mặt bằng thi công.
  • Phân tích bản vẽ.
  • Phương án thi công cụ thể.
  • Mô tả các bản vẽ kết cấu cụ thể.
  • Trình bản vẽ thiết kế của dự án.

Trên đây là những thông tin về khái niệm, vai trò, tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm mà bạn nên ghi nhớ. Hy vọng điều này sẽ giúp bạn hiểu hơn và thiết kế cầu thang thoát hiểm đáp ứng tiêu chuẩn. Để biết thêm những thông tin chi tiết và địa chỉ thi công thang thoát hiểm uy tín hãy đến với Việt Architect Group ngay hôm nay.

Tìm kiếm có liên quan

thang thoát hiểm trong nhà

cầu thang thoát hiểm trong nhà

thang thoát hiểm ngoài trời

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *