Sơn chống nóng là loại vật liệu đang được sử dụng phổ biến hiện nay, có có nhiều ưu điểm lớn đối với nhà ở. Vậy sơn chống nóng là gì? Ưu điểm của nó ra sau? Có các loại sơn chống nóng nào tốt? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
Sơn chống nóng là gì?
Sơn chống nóng hay còn gọi là sơn cách nhiệt, có các thành phần chỉ yếu là chất tạo màng và khả năng cách nhiệt lớn, có đặc điểm phản lại ánh sáng mặt trời. Sơn chống nóng được ứng dụng trên các bề mặt mà tiếp xúc trực tiếp với mặt trời như mái tôn, sân thượng, tường ngoại thất,…đem lại hiệu quả cao, có tác dụng cách nhiệt chống nóng, rất hữu ích vào những ngày hè nắng nóng lớn.
>> Biện pháp xây tường nhà 2 lớp để chống nóng
Ưu điểm của sơn chống nóng
Sơn chống nóng có vai trò rất quan trọng đối với nhiều công trình đang xây dựng. Nó có những ưu điểm sau:
- Có khả năng chống nóng theo quy luật phản xạ ánh sáng và cách nhiệt.
- Làm giảm nhiệt độ bền mặt vật liệu cực tốt, điều hòa nhiệt độ bên ngoài mát tốn hay tường nhà, tránh để sức nóng xâm nhập vào bên trong.
- Bảo vệ và tăng độ bền cho mái tôn, ngoài ra có khả năng chống gỉ, mục và hạn chế rêu mốc phát sinh.
- Giảm âm thanh mỗi khi trời mưa to
Các loại sơn chống nóng
Sơn chống nóng Kova
Đây là loại sơn nước có cấu tạo từ màng có khả năng chịu khí hậu nóng bức tốt, hạn chế truyền nhiệt và phản xạ ánh sáng. Sơn chống nóng Kova hiện nay được sử dụng trên những bề mặt chịu ánh sáng như mái tôn, tường nhà, bê tông,….
Đặc điểm nổi bật của sơn chống nóng Kova:
- Có tính bám chặt trên bề mặt vật liệu
- Chống nóng tốt, làm giảm nhiệt độ bề mặt
- Chống rêu mốc, khả năng chống rỉ hay mục tôn, đảm bảo độ bền cho mái
- Không độc hại, an toàn với người thi công và môi trường xung quanh
Đánh giá về độ bền của sơn chống nóng Kova:
- Sơn chống nóng Kova có độ bền cao từ 3 đến 4 năm, được nhiều người sử dụng và đánh giá cao
- Làm giảm nhiệt độ từ 12 đến 22 độ C khi nhiệt độ tôn đến đến 50 độ C trong những ngày nóng đỉnh điểm. Còn nhiệt độ mái tôn rơi vào khoảng 45 độ C thì Kova có khả năng giảm nhiệt từ 5 đến 10 độ C
Cách sử dụng:
- Đầu tiên các bạn phải làm sạch rỉ sét, bụi, dầu mỡ hay lớp sơn cũ của bề mặt định sơn
- Nếu bề mặt thi công là mái tôn, nên quét một lớp sơn lót chống gỉ, rồi đợi tầm 7-8 tiếng thì sử dụng sơn chống nóng Kova lên bề mặt. Còn nếu là bề mặt xi măng hay bê tông thì thực hiện luôn lớp sơn chống nóng mà không cần sơn lót
Lưu ý: Nên sử dụng sơn chống nóng dưới trời khô ráo để cho lớp sơn được nhanh khô. Không được thi công lúc trời quá nóng, nên thực hiện lúc buổi sáng hoặc chiều khi nhiệt độ bề mặt không quá 35 độ C.
Sơn chống nóng intek
Intek là loại sơn chống nóng được nhiều người ưa chuộng hiện nay khi xây dựng và hoàn thiện công trình, có ưu điểm vượt trội trong việc chống nóng mái tôn.
Đặc điểm của sơn chống nóng Intek:
- Được sử dụng trong việc chống nóng mái tôn cho các nhà xưởng, công trình, nhà dân,…
- Là sơn chống nóng gốc nước có một thành phần có tác dụng làm giảm nhiệt rất hiệu quả, chịu được khí hậu nóng bức, hạn chế khả năng truyền nhiệt của phản xạ ánh sáng, ngăn cản được tia mặt trời có hại.
- Có hiệu quả cao giúp làm giảm nhiệt độ bề mặt từ 12-26 độ C khi mái tôn có nhiệt độ là 60 độ C
- Có độ kết dính cao, giúp tăng độ bền cho mái tôn, giảm tiếng ồn và sử dụng được trên mọi bề mặt của vật liệu.
Đánh giá độ bền của sơn chống nóng Intek:
Sơn chống nóng Intek có độ bám dính được đánh gái là cực kỳ tốt, chịu được sự thay đổi của mọi loại thời tiết không bị bong tróc hay rạn nứt. Theo phương pháp thử ASTM D4541-02, độ bám dính của sơn intek lên đến 6 mpa, hoàn toàn không bị bong tróc ở nhiệt độ 105 độ C trong vòng 24 giờ. Sản phẩm có độ bền kéo dài từ 3 đến 5 năm.
Cách sử dụng:
Tùy thuộc vào các bề mặt vật liệu thì sẽ có quy trình sử dụng sơn chống nóng intek khác nhau. Cụ thể như:
- Đối với tường bê tông: Pha sơn với 20-30% nước sạch ở lớp đầu tiên, hai lớp tiếp theo, nếu sơn bị đặc lại thì pha thêm khoảng 5-10% nước
- Đối với tôn cũ bị rỉ sét: Các bạn nên dùng sơn chống gỉ hay sơn lót trước, rồi mới thi công sơn chống nóng lên trên nhất.
- Đối lớp lớp tôn mới: Lớp thứ nhất thi công một lớp sơn mỏng để bề mặt không bị bong tróc, sau đó thực hiện quét 2-3 lớp sơn kế tiếp có thể pha loãng với nước 5-10%. Chú ý, cứ sau từ 1-2 h thì thi công các lớp sơn, tổng độ dày 2-3 lớp sẽ là 0,3 đến 0,5 mm
Lưu ý: Không thi công khi nhiệt độ môi trường dưới 5 độ C hay ở nhiệt độ quá cao trên 35 độ C. Bởi khi thi công ở trời mưa hay trời nắng gắt sẽ không phát huy được hiệu quả. Cần bảo quản sơn nơi khô giáo thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp.
Trên đây là những thông tin về sơn chống nóng. Hy vọng với những chia sẻ trên các bạn có thể lựa chọn cho mình một loại sơn hiệu quả để xây dựng nhà ở, công trình thật hoàn hảo.