Blog

Nhà mái thái cấp 4 chiều cao nhà khoảng bao nhiêu m?

Chiều cao nhà cấp 4 bao nhiêu là đẹp và hợp lý nhất?

Ở những khu vực nông thôn, hay cũng phần ít ở thành thị, ngôi nhà cấp 4 được rất nhiều người ưa chuộng và xây dựng. Tuy nhiên để xây dựng một ngôi nhà cấp 4 vừa có không gian đẹp, vừa tiết kiệm chi phí thì không phải việc dễ dàng. Vì vậy, bài viết này chúng tôi hướng dẫn các bạn tính toán, xây dựng chiều cao nhà cấp 4 chuẩn nhất.

>> Tổng hợp các mẫu nhà đẹp nhất hiện nay

Tầm quan trọng của việc tính toán chiều cao nhà cấp 4

Việc tính toán chiều cao nhà cấp 4 rất quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng đến hình dạng, kết cấu, cũng như không gian sống của mọi người trong gia đình. Nếu bạn không tính toán chiều cao của căn nhà trước thì rất dễ bị sai sót và thiết kế kiến trúc đều không chuẩn, ảnh hưởng tới cuộc sống sau này. Chiều cao nhà cấp 4 quá thấp sẽ tạo ra cảm giác bị đè nén, bức bí, gây khó chịu, không gian sống bị ngột ngạt. Còn nếu căn nhà quá cao thì sẽ đem lại cảm giác lạnh lẽo, trống trải, thậm chí còn gây tốn kém về các khoản thi công. Vì vậy, tính toán chiều cao nhà cấp 4 một trong những bước thiết kế kiến trúc quan trọng, quyết định đến không gian tổng thể và cảm giác sống của mọi người.

XEM THÊM: HƯỚNG DẪN CẤP PHÉP + HỢP ĐỒNG THI CÔNG + DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH >> TẠI ĐÂY

Chiều cao nhà cấp 4 chuẩn nhất và phù hợp nhất

Với mục đích hướng tới sự thoải mái và tiết kiệm, thì thường các kỹ sư thi công chiều cao nhà cấp 4 với 3 mức cơ bản tùy thuộc vào nhu cầu mỗi gia đình. Cụ thể phòng thấp từ 2,4m đến 2,8m; phòng trung bình từ 3m đến 3,3m; phòng cao từ 3,6m đến 4,5m. Với chiều cao này, ngôi nhà sẽ đáp ứng được các yêu cầu về sự thông thoáng, hợp lý để thiết kế nội thất như quạt, đèn sao cho chuẩn nhất.

Tuy nhiên tùy thuộc vào diện tích đất ở mà mức chiều cao đó cũng bị thay đổi. Nếu diện tích căn nhà lớn thì chiều cao nên xây trung bình từ 3m đến 3,3m. Diện tích căn nhà khoảng 100m2 đến 150m2 thì chiều cao căn nhà cấp 4 nên là 3,6m đến 4m.

Về từng phòng cụ thể: Phòng khách thì các bạn nên xây cao khoảng từ 3,6m đến 4,2m, phòng làm việc thì khoảng 3m đến 3,5m; các phòng khác như nhà tắm, chỗ để xe, nhà kho thì nên xây cao từ 2,4m đến 2,7m.

Ngoài ra, trong thiết kế kiến trúc, chiều cao nhà cấp 4 còn phụ thuộc vào tỷ lệ giữa chiều dày và chiều dài của bức tường sao cho cân đối, hợp lý nhất.

Ví dụ:   + Với mác vữa 75; 50 thì tỷ lệ cao/dày (H/d) chỉ nên <20

          + Với mác 25 thì tỷ lệ cao/dày (H/d) chỉ nên <13

Trên đây là toàn bộ những thông tin về chiều cao nhà cấp 4, nếu các bạn đang có nhu cầu xây dựng một căn nhà cấp 4 thì đây thực sự rất hữu ích đối với các bạn. Chúc các bạn có một không gian sống thật tốt!

Nhà mái thái cấp 4 chiều cao nhà khoảng bao nhiêu m: Chiều cao nhà, chiều cao tầng và số tầng xây dựng thường phụ thuộc vào quy hoạch chung của khu vực. Đối với nhà ở tư nhân, vấn đề chiều cao tầng hoặc chiều cao phòng là đáng quan tâm và tính toán nhất.. Trong năm 2018, kts VAG tiếp tục gửi tới các mẫu nhà cấp 4 đẹp với sự đa dạng về phong cách và kiểu dáng, và phù hợp với giá thành của người Việt, ngoài ra chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra các phương án có thể nâng cấp, cải tạo khi có sự tăng thành viên hoặc nhu cầu sử dụng phát sinh như vẫn đảm bảo được công năng của ngôi nhà.

Báo giá thi công xây dựng phần thô nhà ở mới nhất

Báo giá thiết kế nhà, biệt thự, nội thất mới nhất

Nhà cấp 4 là hạng mục được kientrucsuvietnam.vn giới thiều nhiều trong thời gian gần đây bởi nhu cầu mong muốn của phần đông người không có thu nhập cao mong muốn tham khảo và được tư vấn, những thiết kế nhà đẹp với nhiều phong cách kiểu dáng,hiện đại, mái thái, mái tôn, mái bằng được chúng tôi tổng hợp, và tất cả mọi người có thể tham khảo.

Chiều cao nhà là khoảng cách từ nền tầng 1 (hoặc nền đất xung quanh) đến đỉnh cao nhất của mái nhà. Chiều cao tầng là khoảng cách giữa hai sàn nhà, được tính từ sàn tầng dưới đến sàn tầng kế tiếp.
Với một số gia chủ, chiều cao phòng thấp sẽ tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi. Thế nhưng nhiều người lại cho rằng như vậy sẽ bị cảm giác nặng nề, đè nén. Ngược lại, chiều cao phòng lớn có thể tạo cảm giác thoáng đãng, sang trọng, tôn nghiêm, nhưng trong nhiều trường hợp tạo ra cảm giác trống trải, lạnh lẽo… Điều này còn phụ thuộc vào cách trang trí và công năng của phòng. Trong một căn nhà có nhiều không gian sử dụng với mục đích khác nhau, sẽ có cảm giác khác nhau đối với từng không gian sử dụng.

>> xem thêm các 1000 thiết kế nhà cấp 4 đẹp ấn tượng

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của tầng hay từng phòng:

– Chức năng của phòng: Phòng sinh hoạt chung, phòng khách là nơi tiếp khách, tập trung sinh hoạt gia đình nên cần tạo cảm giác rộng rãi và trang trọng. Chiều cao nên cao hơn các phòng khác, đôi khi có thể gấp đôi, nhất là đối với khoảng thông giữa hai tầng có diện tích rộng làm phòng khách, sinh hoạt chung, sảnh… Chiều cao gợi ý từ 3,6 m đến 5 m. Phòng thờ nếu cần cảm giác trang nghiêm, chiều cao không nên thấp hơn các phòng thông dụng. Phòng ngủ, phòng ăn, phòng bếp, phòng làm việc nên tạo cảm giác ấm cúng và tránh sự trống trải. Chiều cao phòng nên ở mức trung bình, khoảng 3 đến 3,3 m. Phòng để xe, phòng tắm, phòng kho là những khu vực có tần suất sử dụng thấp, chỉ nên thiết kế chiều cao vừa đủ để tiết kiệm không gian và tiết kiệm kinh phí xây dựng, khoảng 2,4 đến 2,7 m.

>> Tham khảo hơn 100 mẫu nhà cấp 4 đẹp tại link:>> nhà cấp 4 đẹp

Mẫu nhà cấp 4 đẹp nhất 2016

Ảnh mẫu nhà cấp 4 mái thái đẹp

Xem thêm >> 9 lưu ý khi bạn xây nhà cần phải biết 

– Đặc điểm diện tích xây nhà: Nếu xây nhà từ 2 tầng trở lên, chiều cao tầng nhà sẽ tỷ lệ thuận với diện tích xây dựng cầu thang bộ. Đối với nhà có diện tích xây dựng lớn thì rất đơn giản khi quyết định chiều cao phòng. Đối với nhà có diện tích dành cho thang nhỏ thì không nên thiết kế tầng cao quá, sẽ gây nên tình trạng độ dốc thang lớn, gây khó khăn và nguy hiểm cho việc đi lại giữa các tầng. Trong trường hợp nhà nhỏ, mà điển hình là nhà lô nhỏ và hẹp chiều ngang, chiều cao phòng cũng không nên thay đổi nhiều, chỉ nên thống nhất cùng một độ cao, khoảng 3 m là thích hợp.

– Đặc điểm khí hậu: đối với những nhà ở khu vực khí hậu khắc nghiệt, hướng nhà chịu ảnh hưởng xấu của thời tiết và cần sử dụng điều hoà nhiệt độ nhiều thì chiều cao nhà chỉ nên vừa phải để tiết kiệm năng lượng làm mát hoặc sưởi ấm nhà. Chiều cao thích hợp là 3 m đến 3,3 m. Đối với những nhà ở khu vực khí hậu dễ chịu, cần sự thông thoáng tự nhiên, thì nên thiết kế chiều cao nhà lớn hơn, khoảng 3,6 m đến 4,5 m.

– Điều kiện kinh tế: đương nhiên thiết kế tầng nhà càng cao thì kinh phí xây dựng càng cao, kèm theo chi phí hoạt động, bảo dưỡng nhà cũng lớn hơn.

Tóm lại, đối với nhà ở tư nhân, chiều cao tầng (phòng) thông dụng nên phân làm 3 mức cơ bản: phòng thấp (từ 2,4 đến 2,7 m), phòng tiêu chuẩn (từ 3 m đến 3,3 m), phòng cao (3,6 đến 5 m). Căn cứ quy hoạch chung của khu vực, điều kiện khí hậu, đặc điểm của mảnh đất, chức năng sử dụng của từng không gian mà chúng ta sẽ chọn ra được chiều cao cho từng phòng và tầng một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

Việc tính diện tích xây dựng và dự toán một ngôi nhà khá quan trọng, các bạn có thể tham khảo công thức tính cơ bản như sau:

* Tầng 1 (trệt): 100%

* Tầng (lầu) 1,2,3: 100%/ lầu (bao nhiêu lầu thì nhân lên bấy nhiêu)

* Mái: 30% nếu là mái tôn, 50% cho mái bằng và mái ngói là 70%

Hiện nay báo giá xây dựng phần thô khoảng 2.8 – 3.2 triệu/m2 tuỳ vào khu vực và địa hình

Chi phí xây nhà trọn gói: Khoảng 4.8 – 5.5tr/m2.

Chúng tôi tổng hợp các thông số cơ bản trong ngôi nhà, để mọi người cùng tham khảo.

Căn nhà là tập hợp không gian kiến trúc phục vụ riêng cho một gia đình, các không gian này phải thoả mãn được đời sống sinh hoạt của gia đình. Đảm bảo các chức năng:

– Bảo về và phát triển các thành viên: Đảm bảo chống chọi được mọi khắc nghiệt và ảnh hưởng trực tiếp từ khí hậu, sự bất ổn của môi trường xã hội. Các thành viên tìm thấy sự an toàn, sự thân thương và ấm cúng. Đảm bảo tính độc lập,kín đáo, phải có phòng sinh hoạt vợ chồng và phải có không gian riêng tư cho từng thành viên.

– Tái phục hồi sức lao động: Hiện nay chúng ta bình quân sống ngoài xã hội 40 – 50% quỹ thời gian, và 60% là trong ngôi nhà, và phần lớn thời gian đó là tái phục hồi sức lao động. Như vậy ngôi nhà phải đáp ứng các nhu cầu:  Phải ăn uống (bếp, phòng ăn), Phải ngủ, nghỉ (Phòng yên tĩnh , kín đáo… và nơi nghỉ ngơi thư giãn hoạt động riêng tư), Phải vệ sinh cá nhân (tắm rửa, xí tiểu) , Phải tiếp tục hoàn thiện mình (nghiên cứu học tập, bổ sung kiến thức…)

Yêu cầu chung cần đảm bảo của ngôi nhà hiện nay:

Với điều kiện con người, khí hậu và tập quán sống của Việt Nam bình quân tiêu chuẩn ở khoảng 7m2/người.

Phòng khách: Đây là phòng lớn nhất và đẹp nhất trong căn hộ và thường thể hiện rõ tính cách và sở thích riêng của chủ nhân. Phòng khách thường có diện tích từ 14 – 30m2.

Các phòng khách thường liên hệ trực tiếp với hiên và sảnh. Cửa ra vào thường rộng 1.2m cao 2.2m mở 2 cánh hay 4 cánh  nếu là rộng trên 2m.

Phòng ăn: Việc thiết kế phòng ăn có thể kết hợp liền với bếp, hay có thể tổ chức kết hợp với không gian tiếp khách. Nếu là phòng ăn riêng thì vị trí thích hợp là gần bếp, và liên hệ thuận tiện với phòng khách.  Diện tích phòng ăn tiêu chuẩn từ 12 – 15m2.

Phòng ngủ: Hiện nay phòng ngủ trong nhà, căn hộ thường gồm: Phòng ngủ vợ chồng (12-18m2) , phòng ngủ cá nhân (diện tích khoảng 6m2), phòng ngủ tập thể (10 – 12m2). Việc bố trí thiết kế phòng ngủ này phụ thuộc và các yếu tố như: Số nhân khẩu, quan hệ giới tính và lứa tuổi và cấu trúc gia đình.

Các thành viên trong gia đình phải có các phòng ngủ riêng độc lập theo nguyên tác:

Nữ trên 13, nam trên 17 phải có giường riêng. Trẻ em trên 7 tuổi phải tách khỏi giường bố mẹ.

Bài viết này sẽ đưa mức chi phí xây dựng nhà cấp 4, 1, 2, 3.. tầng với một số diện tích phổ biến để bạn đọc tham khảo.

Tham khảo thêm >> Nhà cấp 4 đẹp

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *