Blog

Lễ nhập trạch là gì? Hướng dẫn cách làm lễ và văn khấn nhập trạch chu đáo

Theo phong tục người Việt Nam, thông thường khi chuyển sang nhà mới mọi người sẽ làm lễ nhập trạch. Đây là một trong những nghi lễ khá quan trọng nhằm thể hiện lòng biết ơn và báo cáo với thần linh để phù hộ gia đình luôn mạnh khỏe, may mắn,… Tuy nhiên, trong cuộc sống bận rộn như hiện nay nhiều người thường không hiểu rõ và bỏ qua một số bước quan trọng . Vì thế, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài chia sẻ sau để nghỉ lễ chuyển nhà của bạn trở nên chu đáo hơn. 

Nghi lễ nhập trạch

Lễ nhập trạch là gì? Ý nghĩa của lễ nhập trạch

Có thể hiểu, nhập trạch thuộc loại từ Hán Việt với “nhập” được hiểu là vào và từ “trạch” có nghĩa là nhà. Nói một cách dễ hiểu thì “nhập trạch” có nghĩa là dọn vào nhà mới. Việc làm lễ nhập trạch cũng giống như việc đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa và những vị thần cai quản vùng đất đó. 

Ý nghĩa của lễ nhập trạch 

Theo quan niệm của ông bà từ xa xưa thì tại mỗi mảnh đất sẽ có người cai quản rieeng. Do đó, để tránh khỏi điềm xấu và mang may mắn vào nhà thì khi chuyển nhà bạn nên xin phép để được “nhập trạch”.

Không chỉ là phong tục mà việc nhập trạch còn đánh đấu cho một sự khỏi đầu mới với mong muốn thuận lợi và bình an. Tổ chức nghi lễ chu đáo với đầy đủ các thủ tục cần thiết sẽ là dấu hiệu cho những điều tốt lành sẽ đến với gia đình. 

Cách làm lễ nhập trạch chi tiết mà bạn nên biết

Tại mỗi vùng miền, mỗi nơi khác nhau thì nghi lễ cũng sẽ được tổ chức khác nhau. Thế nhưng, nhìn chung với một số bước cơ bản như:

Cách thực hiện nghi lễ

Đốt lò hướng để bước qua lò than

Bắt đầu cho nghi lễ là việc đốt lò hương và đặt ngay trước cửa nhà để những thành viên trong gia đình có thể bước qua. Do lửa có tính Hỏa nên khi bước qua sẽ giúp xua đuổi những điều không may trước đó. Thông thường, người đi đầu trong gia đình sẽ bước qua lò than trước để vào nhà. Các thành viên trong gia đình sẽ lần lượt bước qua.

Đánh thức ngôi nhà và bắt đầu sắp xếp đồ cùng

Để đánh thức ngôi nhà các thành viên nên bật hết điện và mở mọi cửa để lưu không khí, giúp ngôi nhà bừng sáng. Tiến đến, mọi người sẽ tập trung bày đồ cúng giữa nhà để bắt đầu làm lễ.

Văn khấn nhập trạch – Đọc văn khấn, nấu trà

Văn khấn nhập trạch

Gia chủ sẽ thắp nhang và đọc văn khấn. Các thành viên phải đứng trước mâm cúng với tư thế nghiêm trang để trình diện với thành linh. Văn khấn kết thúc, gia chủ sẽ tiến hành nấu trà để các thành viên trong gia đình cùng thưởng thức với ý nghĩa khai hòa và tạo sức sống cho ngôi nhà.

Hóa vàng để kết thúc nghi lễ

Với vàng mã để chuẩn bị sẽ được đốt sau khi nhang tàn và dùng rượu tưới lên tro để kết thúc nghi lễ. Lưu ý, nên giữ lại 3 hũ muối, gạo, nước để đặt vào bàn thờ táo quân. 

Thông qua bài chia sẻ trên mong rằng có thể cung cấp đến với các kiến thức bổ ích  cần thiết. Giờ đây bạn hoàn toàn có thể tự tay chuẩn bị nghi lễ nhập trạch một cách chu đáo để đón tài lộc và may mắn khi chuyển sang nhà mới. 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *