Blog

Kích thước lỗ ban chuẩn xây dựng lăng mộ

Kích thước lăng mộ đá theo thước Lỗ Ban
Khi xây dựng một hạng mục hay công trình xây dựng nào đó chúng ta thường lấy kích thước theo thước “Lỗ Ban” thì khi xây mộ đá cho người đã khuất cũng không ngoại lệ.
Thước lỗ ban
Kích thước  lăng mộ đá theo thước Lỗ Ban thường được chọn là “số đỏ” nhằm để được phong thủy tốt. Các kích thước  lăng mộ đá theo thước Lỗ Ban (tính theo cm) được dùng phổ biến như: 67(Quan: Cung tốt chỉ quan vận. Đăng khoa: Thi cử đỗ đạt học hành tốt), 68 (Tiến ích: Thu hoạch nhiều lợi ích. Quý tử: Sinh được quý tử). 69 (Phú quý: Tăng tài, cát lợi. Thêm đinh), 81 (Tài trí: Tài đáo lâm môn. Tài vượng: Thêm tiền tài, tiến bảo), 86 (Tài trí: Tài đáo lâm môn. Thiên đức: Hưởng lộc từ trời), 87 (Tài trí: Tài đáo lâm môn. Hỷ sự: Có nhiều chuyện vui), 88 (Bảo khố: Kho vàng, tài lộc. Tiến bảo: Chiêu tài tiến bảo), 89(Lục hợp: Hòa hợp mỹ mãn. Thêm phúc: Gia tăng phúc lộc), 106(Quý tử: Sinh quý tử. Đăng khoa: Thi cử đỗ đạt, học hành tốt), 107 (Đại cát: Cát tường, cát lợi, may mắn. Quý tử: Sinh quý tử), 108(Thuận khoa: Thuận lợi thi cử. Thêm đinh: Thêm xuất đinh), 109(Tài lộc, hưng vượng), 125 (Đăng khoa, thiên đức), 126 (Mạng: Mọi sự đều tốt. Hỷ sự: Có nhiều chuyển vui), 127(Tiến bảo), 128(Hưng vượng, thêm đức), 133(Nghênh phúc, đại cát), 134(Nghênh phúc, tài vượng), 145(Thêm đinh, đăng khoa), 146 (Thêm đinh, quý tử), 147 (Thêm đinh, lợi ích), 148 (Quý tử, hưng vượng), 153 (Quan, lục hợp), 154 (Tấn ích, tài), 155 (Phú quý, tiến bảo), 167 (Tài trí, thêm phúc), 172 (Tài trí, đại cát), 173 (Bảo khố, tài vượng), 174 (Bảo khố, lợi ích), 175 (Lục hợp, thiên khố), 176 (Nghênh phúc, phú quý), 192 (Đại cát, lục hợp), 193 (Đại cát, tài), 194 (Thuận khoa, tiến bảo), 195 (Tài lộc, phúc tinh), 196 (Tấn ích, đỗ đạt), 197 (Tấn ích, thêm đinh), 198 (Phú quý, đăng khoa), 211 (Đăng khoa, đại cát), 212 ( Mạng: Mọi sự đều tốt. Tài vượng: Thêm tiền tài), 213 (Tiến bảo, lợi ích), 214 (Hưng vượng, thiên khố), 215 (Tài trí, phú quý), 216 (Bảo khố, tiến bảo), 217 (Tài, tài lộc), 218 (Lục hợp, thuận khoa), 231 (Thêm đinh, lục hợp), 232 (Tài, lợi ích), 233 (Lợi ích, tiến bảo), 234 (Lợi ích, phúc tinh), 235 (Đại cát, đỗ đạt), 236 (Thuận hòa, thêm đinh), 237 (Thuận khoa, tài vượng), 253 (tài trí, thiên khố), 254 (đăng khoa, phú quý), 255 (tiến bảo), 256 (tiến bảo, tài lộc), 257 (hưng vượng, thuận khoa), 262 (nghênh phúc, đăng khoa), 274 (thêm đinh, đỗ đạt), 275 (Lợi ích, thêm đinh), 276 (tài vượng, nghĩa), 281 (tài lộc, thiên đức), 282 (tấn ích, hỷ sự), 283 (phú quý, tiến bảo), 284 (phú quý, thêm phúc), 295 (tài trí, tài lộc), 296 (tài trí, thuận khoa), 301 (tài trí, đăng khoa), 302 (bảo khố, quý tử), 303 (tài, thêm đinh), 320 (quý tử, thêm đức), 321 (đại cát, hỷ sự), 322 (thuận khoa, tiến bảo), 323 (tài lộc, thêm phúc), 340 (đăng khoa, đăng khoa), 341 (tiến bảo, quý tử), 342 (tiến bảo, thêm đinh), 343 (hưng vượng, hưng vượng), 348 (nghênh phúc, lục hợp), 360 (thêm đinh, hỷ sự), 361 (lợi ích, tiến bảo), 362 (nghĩa, thêm phúc), 367 (tài lộc, đại cát), 368 (tấn ích, tài vượng), 369 (phú quý, lợi ích), 381 (tài trí, thêm đinh), 381 (tài trí, hưng vượng), 387 (tài trí, lục hợp), 388 (bảo khố, tài), 389 (lục hợp, tiến bảo), 390 (lục hợp, phúc tinh), 391 (nghênh phúc, đỗ đạt)…
Kích thước  lăng mộ đá theo thước Lỗ Ban thường được sử dụng trong thực tế:
– 69*107 (cm) (phú quý, thêm đinh và đại cát, quý tử)
– 81*127 (cm) (tài trí, tài vượng và tiến bảo)
– 89*133 (cm) (lục hợp, thêm phúc và nghênh phúc, đại cát)
– 107* 173 (cm) (đại cát, quý tử và bảo khố, tài vượng)
– 127*192 (cm) (tiến bảo, tiến bảo và đại cát, lục hợp)
– 147*217 (cm) (Lợi ích, thêm đinh và tài, tài lộc)
– 155*237 (cm) (phú quý, tiến bảo và thuận khoa, tài vượng)
– 175*255 (cm) ( lục hợp, thiên khố và tiến bảo, tiến bảo)…
Các loại sản phẩm khác như cuốn thư đá (bình phong), lư hương đá hoặc các sản phẩm làm từ đá khác cũng dựa vào thước “Lỗ Ban” mà chọn kích thước phù hợp.
Tìm hiểu thêm về thước “Lỗ ban”
Trong địa lý cổ Phương Đông thực hành, thước “Lỗ Ban” là một yếu tố không thể tách rời. Qua thực tế thiết kế và thi công vẫn có nhiều người tin tưởng vào cây thước cổ truyền này. Thước Lỗ Ban trong xây dựng là một cây thước kinh nghiệm, nó không thuộc bất kỳ hệ thống đo đạc nào trên thế giới, và được đúc kết kèm thử nghiệm cả ngàn đời nay chỉ để phân định hai chữ tốt và xấu. Dĩ nhiên chỉ bằng một cây thước làm sao cải đổi được vận mạng, nhưng có lẽ qua chính sự sử dụng của gia chủ qua nhiều đời mà nghiệm được rằng khi tai hoạ có đến thì cũng nhẹ đi một chút, lộc phúc có tìm thì may mắn được nhiều hơn.
Cánh dùng thước Lỗ Ban
Có nhiều truyền thuyết về cuộc đời của Lỗ Ban như khi ông sinh ra từng đàn sếu tụ tập lại và ngôi nhà toả hương thơm kỳ lạ, hay về những con chim gỗ dẫn đường cho ông chế tác ra những người gỗ bất tử … Tuy nhiên, lịch sử ghi lại Lỗ Ban họ Công Thâu tên gọi là Ban, người nước Lỗ đời Xuân Thu (hiện tại thuộc tình Sơn Đông – Trung Quốc), cùng thời với Mặc Tử (một triết gia nổi tiếng). Vì ông là người nước Lỗ, cho nên mọi người gọi ông là Lỗ Ban. Ông là một người thợ nổi tiếng thời cổ đại và cũng là một nhà phát minh xuất sắc. Từ ngàn năm nay, thợ mộc và thợ xây dựng Trung Quốc đều tôn thờ ông như một vị tổ sư.
Hiện nay có hai loại thước lỗ ban chính, đó là thước trực 8 (bát môn xích) và thước trực 10 (thập môn xích) với giá trị khác nhau. Và cả hai loại thước này hiện đều cùng in trên cây thước sắt cuốn bán phổ biến trên thị trường. Trong bài viết này chúng ta nói đến thước trực 8.
Khi kéo cây thước này ra thì chúng ta sẽ thấy có 2 hàng chữ nằm trong các ô, một hàng chữ lớn và một hàng chữ nhỏ. Các bạn cứ lần theo hàng chữ lớn cho đến ô có 1 số nhỏ, đối chiếu ta được 42,9 cm hoặc gần 17 inches, đó chính là chiều dài của một cây thước Lỗ Ban trong xây dựng. Tương truyền, chiều dài này được Lỗ Ban tính từ chiều dài trung bình từ cùi chỏ đến đầu ngón tay út duỗi thẳng của loài người.  Như vậy, suốt chiều dài cây thước kéo, loại 5 mét chẳng hạn, chỉ là một sự lập đi lập lại hơn 11 cây thước Lỗ Ban.
Thước Lỗ Ban có thước trên và thước dưới, dùng để đo Mộc và đo Thổ. Mặt Thổ dùng để đo đất, trong khi mặt Mộc dùng để đo cửa, bếp, bàn, tủ … Chú ý là khi đo cửa thì phải đo khoảng trống của cửa (lọt lòng), chứ không phải đo phủ bì.
Một cây thước Lỗ Ban  trực 8 trong xây dựng có 8 cung (hàng chữ lớn, nằm trong ô vuông), là biến thể của đồ hình Bát Quái, thay vì sắp theo hình tròn người ta trải phẳng theo hàng ngang. Trong 8 cung đó có 4 cung tốt (màu đỏ) và 4 cung xấu (màu đen), đi từ trái sang phải sắp xếp theo thứ tự: Tài – Bệnh – Li – Nghĩa – Quan – Kiếp – Hại – Bản.
Cung Tài: nghĩa là tiền của, ứng nghiệm tốt nhất với cổng lớn, nơi đón nhận của cải từ ngoài vào.
Cung Bệnh: là đau bệnh, ứng đặc biệt vào nhà vệ sinh. Nơi này thường là góc hung (xấu) của nhà, cửa lọt vào chữ Bệnh sẽ thuận lợi cho bệnh tật sinh ra.
Cung Ly: là chia lìa, rất kỵ cho cửa trong nhà. Cửa lọt vào chữ Ly, chồng thì làm ăn xa nhà, vợ gặp điều quyến rũ, con cái hoang đàng phá phách.
Cung Nghĩa: rất tốt cho cổng lớn và cửa nhà bếp, cửa các phòng thông nhau thì không nên.
Cung Quan: rất kỵ ở cổng lớn vì tránh chuyện kiện tụng ra chính quyền, nhưng lại tốt ở cửa phòng riêng vợ chồng vì sẽ sinh con quí tử.
Cung Kiếp: là bị cướp, tượng trưng cho tai hoạ khách quan đến từ bên ngoài khiến hao tổn tiền của. Tránh ở cổng lớn, nhất là các cửa hàng, tiệm buôn càng nên lưu ý.
Cung Hại: tượng trưng cho mầm xấu nhen nhúm từ bên trong, kỵ ở các cửa phòng trong nhà.
Cung Bản: thích hợp cho cổng lớn.
Tiếp theo chúng tôi giải thích sơ lược phần thước có hàng chữ nhỏ, đây là thước Lỗ Ban kết hợp, nó có chiều dài 38.8 cm và cũng như phần trên nó cũng lập đi lập lại suốt chiều dài thước kéo. Thước này gồm 10 cung, 6 cung tốt (màu đỏ) và 4 cung xấu (màu đen). Đi từ trái sang phải, thứ tự như sau:
Cung thứ 1 (đỏ, tốt) – Tài: tiền của, chia thành:
Tài Đức : có tiền của và có đức
Bảo Khố : kho báu
Lục Hợp : sáu cõi đều tốt (Đông-Tây-Nam-Bắc và Trời-Đất)
Nghinh Phúc : đón nhận phúc đến
Cung thứ 2 (đen, xấu) – Bệnh: bệnh tật, chia thành:
Thoái Tài : hao tốn tiền của, làm ăn lỗ lã
Công Sự : tranh chấp, thưa kiện ra chính quyền
Lao Chấp : bị tù
Cô Quả : chịu phận cô đơn
Cung thứ 3 (đen, xấu) – Li: chia lìa, chia thành:
Trường Khố: dây dưa nhiều chuyện
Kiếp Tài: bị cướp của
Quan Quỉ: chuyện xấu với chính quyền
Thất Thoát: mất mát
Cung thứ 4 (đỏ, tốt) – Nghĩa: chính nghĩa, tình nghĩa, chia thành:
Thiêm Đinh : thêm con trai
Ích Lợi: có lợi ích
Quí Tử: con giỏi, ngoan
Đại Cát: rất tốt
Cung thứ 5 (đỏ, tốt) – Quan: quan chức, chia thành:
Thuận Khoa: thi cử thuận lợi
Hoạnh Tài: tiền của bất ngờ
Tiến Ích: làm ăn phát đạt
Phú Quý: giàu có
Cung thứ 6 (đen, xấu) – Kiếp: tai hoạ, chia thành:
Tử Biệt: chia lìa chết chóc
Thoái Khẩu: mất người
Ly Hương: xa cách quê nhà
Tài Thất: mất tiền của
Cung thứ 7 (đen, xấu) – Hại: thiệt hại, chia thành
Tai Chí: tai hoạ đến
Tử Tuyệt: chết mất
Bệnh Lâm: mắc bệnh
Khẩu Thiệt : mang hoạ vì lời nói
Cung thứ 8 (đỏ, tốt) – Bản: vốn liếng, bổn mệnh, chia thành:
Tài Chí: tiền của đến
Đăng Khoa: thi đậu
Tiến Bảo: được của quý
Hưng Vượng:làm ăn thịnh vượng
Cung QUÝ NHÂN: (tốt). Tham lam tấn hoạnh tài.Ưng ý tự nhiên tai.Tác vật hà hội thứ.Phân minh kỳ bất sai. Cung QUÝ NHÂN Gồm có năm cung nhỏ là: Quyền lộc- Trung tín- Xác quan- Phát đạt- Thông minh. Có nghĩa cửa mà đo được cung QUÝ NHÂN thì gia cảnh sẽ được khả quan, có người giúp đỡ, quyền thế, lộc thực tăng, làm ăn luôn phát đạt, người ăn ở bạn bè trung thành, con cái thông minh trên đường học vấn. Nhưng chớ quá tham lam, làm điều bất chánh thì sẽ bị mất hết.
Cung HIỂM HỌA: (xấu).Cự môn hiếu phục thường.Du ký tẩu tha phương. Nhất thân ly tật bệnh.Dâm loạn nam nử ương. Gồm có năm cung nhỏ là: Tán thành – Thời nhơn – Thất hiếu – Tai họa – Trường bịnh. Có nghĩa cửa mà đo được cung HIỂM HỌA thì gia cảnh sẽ bị tán tài lộc, trôi giạt tha phương mà sống vẫn thiếu hụt, con cháu dâm ô hư thân mất nết.
Cung THIÊN TAI: (xấu). Lộc tồn nhân đa lãm. Ly biệt hưu bất tường. Phu thê xung khắc mãnh. Nam nử đại gia ương. Cung này gồm có năm cung nhỏ là: Hoàn tữ – Quan tài – Thân bệnh – Thối tài – Cô quả.
Có nghĩa cửa mà đo được cung THIÊN TAI thì gia cảnh coi chừng đau ốm nặng, chết chóc, mất của, cô độc, vợ chồng cắng đắng, con cái gặp nạn.
Cung THIÊN TÀI: (tốt). Văn khúc chử vạn chương. Đời đời cận quân vương. Tài lộc tái gia phú. Chấp thằng lục lý xương. Cung gồm có năm cung nhỏ là: Thi thơ – Văn học – Thanh quý – Tác lộc – Thiên lộc. Có nghĩa cửa mà đo được cung THIÊN TÀI thì gia cảnh rất tốt, chủ nhà luôn luôn may mắn về tước lộc, con cái được nhờ và hiếu thão. Cuộc sống luôn luôn được ăn ngon mặc đẹp, tiền bạc vô đều.
 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *